Nguyên nhân và cách cải thiện đau bắp chân khi đi lại

Cập nhật 12/09/22
Chuyên mục Kinh Nghiệm
Đánh giá bài viết

Việc đau bắp chân khi đi lại xảy ra do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Tuvanmuasam.com khuyên bạn nên đọc kỹ bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao gặp phải tình trạng này. Từ đó, có những cách cải thiện tích cực, giảm thiểu những khó chịu do các cơn đau này gây ra.

Đối tượng dễ bị đau bắp chân khi đi lại

Đau bắp chân là hiện tượng mà khi bước đi hay khi vận động, tại vùng bắp chân xuất hiện những cơn đau mỏi rã rời. Chúng thường kéo dài từ vùng mông đùi đến vùng bắp chân. Đặc biệt cảm nhận rõ và thường xuyên các cơn đau tại vùng bắp thịt.

dau-bap-chan-khi-di-lai-1

Đau bắp chân khi đi lại có thể gặp ở mọi đối tượng

Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể bị tình trạng đau bắp chân khi đi lại. Tuy nhiên, nếu như còn đang trung tuổi thì những đối tượng này bao gồm:

  • Người làm việc trong môi trường nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác các vật có khối lượng lớn như công nhân, phụ hồ, bốc vác…
  • Người phải đứng trong nhiều giờ như giáo viên, công nhân, bác sĩ đứng mổ,…
  • Người ngồi lâu, ngồi nhiều như nhân viên văn phòng.
  • Người thường xuyên tham gia các hoạt động cần nhiều thể lực và dồn sức vào đôi chân như đi lại nhiều, tản bộ, leo núi…
  • Người thường xuyên quỳ gối hoặc ngồi xếp bằng, ví dụ như ngồi thiền, nhà sư…
  • Người bị bệnh đái tháo đường.

Các nguyên nhân gây ra đau bắp chân khi đi lại

Một số những nguyên nhân cơ bản khiến đau bắp chân khi đi lại bao gồm:

Chuột rút tại vị trí cơ bắp chân

Chuột rút bắp chân là tình trạng cơ tại vùng bắp chân đột nhiên bị đau dữ dội. Nó giống như một sợi dây đang bình thường thì bị lực kéo căng hai đầu một cách bất ngờ. Khiến cho người bị chuột rút không chỉ đau đớn mà còn hạn chế sự vận động, di chuyển.

dau-bap-chan-khi-di-lai-2

Chuột rút tại vị trí cơ bắp chân gây đau bắp chân

Các hồi động mạch bị tác động

Khi động mạch ở vùng bắp chân bị thương tổn, biến đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển máu lưu thông đi qua vùng này. Nó có thể là tình trạng động mạch bị thu hẹp hoặc động mạch bị tắc. Khi đi lại tức là cơ thể phải đẩy nhanh hơn quá trình lưu thông máu, trong khi vùng này lại đang gặp vấn đề khiến cho mạch máu bị nghẽn ứ, dẫn đến đau mỏi.

Hội chứng suy tĩnh mạch

Với hội chứng suy tĩnh mạch, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều những biến chứng khác nhau. Việc máu chảy ngược lại do tĩnh mạch gặp thương tổn sẽ khiến cho vùng bắp chân phải chịu rất nhiều áp lực. Nó dễ bị các triệu chứng như chuột rút, đau nhức.

Do bị căng cơ

Các sợi cơ tại vùng bắp chân khi bị tác động hoặc bị tổn thương sẽ xảy ra hiện tượng căng cơ. Nhất là khi chúng bị rách. Sự tổn thương này là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi cơ tại bắp chân.

dau-bap-chan-khi-di-lai-3

Căng cơ gây đau bắp chân

Do thần kinh liên quan đến chân

Các dây thần kinh trong cơ thể có sự liên quan mật thiết đến nhau. Do vậy, nếu như các dây thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát vùng bắp chân bị chèn ép thì khả năng gây ra đau bắp chân cũng là khá cao. Nhất là trong những trường hợp như cột sống bị thoái hóa tác động đến các dây thần kinh.

Tình trạng viêm gân Achilles

Giữa xương gót chân và bắp chân có một phần gân được gọi là Achilles. Khi các bắp thịt quá chặt, cộng thêm việc di chuyển đi lại làm tăng áp lực cho vùng kết nối này thì sẽ gây ra các cơn đau bắp chân.

dau-bap-chan-khi-di-lai-4

Viêm gân Achilles gây đau bắp chân

Tình trạng chèn ép khoang

Máu thừa hay dịch dích tụ dưới mô cứng làm cho áp lực mà các mạch máu cũng như dây thần kinh tại vùng bắp chân tăng lên. Khoa học gọi đây là tình trạng chèn ép khoang. Nó là nguyên nhân gây ra các cơn đau bắp chân khi đi lại ở khá nhiều bệnh nhân.

Do biến chứng bệnh đái tháo đường

Hàm lượng đường cao trong máu là nguyên nhân gây tổn thương cho các dây thần kinh, trong đó có các dây thần kinh liên quan đến vùng bắp chân. Vì vậy, người bị bệnh đái tháo đường sẽ có tỉ lệ bị đau bắp chân cao hơn người bình thường.

Cách cải thiện tình trạng đau bắp chân

Nếu như các cơn đau bắp chân khi đi lại của bạn ở mức nặng thì bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân. Từ đó, có các biện pháp điều trị bệnh tận gốc kịp thời.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số những phương thức cải thiện tình trạng đau bắp chân tại nhà như:

  • Chườm lạnh tại vùng bắp chân trong khoảng 10 đến 15 phút.
  • Tập các động tác co duỗi nhẹ và nâng bắp chân lên để giảm thiểu tình trạng sưng bắp nếu có, tăng cường quá trình lưu thông máu.

dau-bap-chan-khi-di-lai-5

Tập co duỗi bắp chân để giảm đau bắp chân

  • Uống thêm nước trước khi đi ngủ để hạn chế trường hợp thức dậy bị đau bắp chân.
  • Cố gắng tránh các tư thế hai chân gác đè lên nhau khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở hoặc khiến cho các cơ bắp bị áp lực.
  • Sử dụng thuốc giảm đau thường dùng như Ibuprofen, Paracetamol.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh các công việc nặng nhọc hoặc yêu cầu phải đi lại quá nhiều trong ngày.

Kết luận

Trên đây là một số những thông tin liên quan đến vấn đề đau bắp chân khi đi lại. Mong rằng nội dung bài viết của tuvanmuasam.com sẽ hữu ích cho những ai đang quan tâm đến tình trạng này!

(Visited 42 times, 1 visits today)

Viết một bình luận